Cách Hành Xử Đúng Đắn Của Cư Sĩ Với Chiếc Áo Tràng Màu Lam
Cư sĩ tại gia là cụm từ dùng để chỉ cho người tu tại nhà, còn phải làm việc để kiếm sống, một số còn phải lập gia đình, và có con cái. Ngày nay các Phật tử tu tại gia mặc áo tràng khi đi chùa đã trở nên rất phổ biến.
Cùng với sự phát triển của thời đại, đặc biệt là thời trang, và y phục. Thì đồ lam đi chùa cũng có sự thay đổi theo, và ngày càng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, rất thanh lịch mà đẹp đẽ.
Ý nghĩa của Chiếc Áo Tràng Màu Lam/ Nâu
Màu Lam là màu sắc chủ yếu của trang phục cư sĩ tại gia ở miền Nam và Trung. Đây là màu của sự dung hợp, đơn giản, nhu hòa.
Còn ở miền Bắc thường là màu nâu, cũng chỉ sự đơn giản, thanh bần, hiền dịu, không sặc sỡ, hay màu mè, hào nhoáng.
Khi một người khoác lên mình chiếc áo lam thì người khác nhìn vào và sẽ biết ngay đó là một đệ tử của Phật.
Do đó, khi đã mặc chiếc áo lam (hay nâu), chúng ta cần hết sức để ý trong cách hành xử, giao tiếp, cũng như đi đứng.
Cụ thể, đã mặc áo lam đi chùa thì khi chạy xe về không được vượt đèn đỏ, không chạy lạng lách, đánh võng trên đường, không đi ăn nhậu say xỉn, không chửi thề, chửi tục, ăn nói thô lỗ, quát mắng,…v….v….
Vì nếu chúng ta có những cách hành xử xấu ấy mà đang mặc đồ lam (nâu) thì người khác sẽ nhìn vào và đánh giá, chê cười, thậm chí xem thường.
Không những bản thân bị ảnh hưởng mà còn làm cho tất cả đệ tử tại gia của Phật nói chung cũng bị ảnh hưởng theo.
Họ sẽ chê những câu như: “Đệ tử Phật gì mà bê bối, hung hăng, bất lịch sự, tham lam, hay ích kỷ,….“
Và nếu để cho người khác họ xem thường như thế, thì sẽ làm mất hết uy tín và thanh danh của người đệ tử Phật.
Do đó, bản thân người cư sĩ sẽ bị tổn phước, nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào mức độ của hành vi gây ra.
Chính vì thế, chúng ta cần nên hết sức cẩn thận, và chú ý đến tác phong diện mạo, cùng khi giao tiếp mỗi đi đã khoác lên mình chiếc áo lam. Cách tốt nhất là sau khi đi chùa thì chúng ta nên về nhà thay đồ lam ra, và mặc đồ đời bình thường để tham gia các hoạt động đời sống.
Giữ gìn cẩn thận chiếc Áo Tràng/Áo Lam là một cách thể hiện lòng thành kính
Mỗi người con Phật nên xem chiếc áo tràng như là một vật rất thiêng liêng, cao quý. Nên chọn nơi treo áo tràng là nơi sạch sẽ, trang nghiêm trong nhà. Không nên treo trong nhà vệ sinh, không treo gần đồ lót, không treo chỗ gần với thức ăn mặn, gần thịt cá ….
Thường xuyên giặt giũ áo tràng sau khi sử dụng, tránh để y phục bị dơ, ngấm mồ hôi. Nếu áo tràng quá cũ hoặc rách quá nhiều không thể vá lại thì bạn nên thay áo tràng mới.
Việc giữ gìn chiếc áo tràng cẩn thận, kỹ lưỡng thể hiện đức tu của người cư sĩ đang ngày một lớn. Trí tuệ và phạm hạnh của họ cũng đang lớn dần mỗi ngày.
Nguồn: Theo Cư sĩ Nhuận Hòa
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều
Mỗi người chúng ta sống trong cuộc đời này đều muốn yêu thương và được yêu thương, nói cách khác, tình yêu là điều hiển nhiên, đó là những cảm xúc, biểu hiện ra thành hành động và cử chỉ mỗi ngày, nó