Pháp Phục Thiền Ca

0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

Giặt Giũ Quần Áo Đi Chùa Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn?

Cách Giặt Giũ Quần Áo Đi Chùa

Trong dịp tết âm lịch, ngoài việc cúng bái tổ tiên, nhiều người Việt còn chú trọng hướng bản thân và gia đình làm nhiều việc thiện để tạo phúc trong năm mới.

Chính lúc này, các loại quần áo đi chùa được mang ra sử dụng rất nhiều. Vấn đề được đặt ra là cách giặt giũ của chúng có giống như những trang phục khác và làm thế nào để bảo quản màu tốt nhất?


Cần chú ý lần giặt đầu tiên để giữ màu quần áo lâu hơn

Quần Áo Đi Chùa có dễ bị phai màu?

Các bộ quần áo đi chùa thường được may từ vải kate, tici, gấm, thun…vv Vải kate silk hoặc kate séc, đôi khi là vải thun la-long. Đặc điểm chung của các loại vải này mỏng, nhẹ. Riêng kate silk thường được dùng để may áo lam vì đặc tính nhẹ và thoải mái.

Các loại vải trên đều có độ bền màu tốt, ít bị phai trong những lần giặt đầu. Tuy nhiên, nếu giặt giũ không đúng cách, cụ thể như giặt với nước nóng, sử dụng thuốc tẩy mốc quần áo màu hoặc vắt áo quá mạnh cũng có thể khiến màu bị đánh bật ra khỏi sợi vải. Do đó, bạn cần phải tránh những tác động xấu đến quần áo lam bằng cách giặt quần áo khoa học dưới đây. 


Quần áo đi chùa cần được bảo quản tốt

Cách giặt Quần Áo Đi Chùa giúp ngăn ngừa nguy cơ phai màu

Sau khi biết được nguyên nhân làm phai màu quần áo đi chùa, khi giặt giũ bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

- Đọc kỹ các ký hiệu trên áo để chọn được chế độ giặt phù hợp.  

- Giặt bằng nước mát hoặc nước hơi ấm, tránh dùng nước nóng trên 40 độ C. 

- Lộn trái quần áo và pha loãng bột giặt hoặc nước giặt quần áo để tránh ma sát và hóa chất gây phai màu.

- Lưu ý giặt quần áo đi chùa có màu sáng bằng chế độ giặt dành cho đồ mỏng.

- Sử dụng chất tẩy rửa an toàn cho quần áo màu có khả năng giữ màu quần áo hiệu quả. 

- Tránh vặn xoắn mạnh và nên phơi nơi nhiều gió, thoáng mát. 

Cách phòng tránh phai màu cho Quần Áo Đi Chùa mới

Ông bà ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế, ngay từ khi mới mua quần áo đi chùa về, bạn nên có những thao tác cần thiết như ngâm giấm pha loãng hay nước dừa khô để tăng hiệu quả giữ màu. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại bột giặt với công thức bền màu, giữ màu quần áo.

Một số mẹo tẩy vết bùn đất dính trên Quần Áo Đi Chùa

1. Dùng khoai tây sống

Bạn chỉ cần cắt một lát khoai tây sống và chà lên vết bẩn, sau đó ngâm trong nước từ 10-15 phút và giặt lại như bình thường với bột giặt, khi đó vết bẩn sẽ biến mất. Có thể nói đây là một cách làm đơn giản nhất, an toàn mà lại không làm phai màu và mất dáng quần áo đi chùa.


Sử dụng khoai tây sống để tẩy vết bẩn trên quần áo

2. Sử dụng bàn chải đánh răng

- Chà vết bẩn trên cả hai mặt của vải theo chuyển động tròn và bạn sẽ thấy vết bẩn từ từ mờ dần trên vải.

- Khi bạn cảm thấy vết bẩn đã phai đi đáng kể, hãy giặt quần áo như bình thường.

- Chú ý không giặt quần áo dính bẩn chung với các quần áo khác để tránh làm bẩn chúng. 

- Kiểm tra lại kỹ các vết bẩn trước khi phơi hoặc sấy. Đặc biệt sấy khô sẽ làm vết bẩn dễ đọng lại trên bề mặt vải hơn.

Một số mẹo tẩy vết máu khô dính trên Quần Áo Đi Chùa

1. Thấm nước lạnh

Dùng một miếng vải sạch đã thấm nước lạnh, thấm lên vị trí vết máu bẩn. Sau đó thấm vết bẩn một lần nữa bằng vải khô. Lặp lại quá trình này đến khi vết máu biến mất hoặc vải khô không còn thấm máu thêm được nữa.

Lưu ý: bạn chỉ nên dùng nước lạnh, không dùng nước nóng vì có thể ảnh hưởng đến kết cấu sợi vải của quần áo đi chùa. Thứ hai, trong quá trình thấm hút không nên chà xát vết bẩn vì có thể khiến vết máu ngấm sâu và lan rộng hơn.

2. Sử dụng dung dịch Amoniac

Xịt dung dịch amoniac (tạo ra bằng cách trộn 1 muỗng amoniac với ½ chén nước lạnh) lên trên vết máu và để yên trong vòng 5 phút. Sau đó bạn thấm lại bằng vải khô. Lặp lại quá trình này đến khi vết máu sạch hẳn. Cuối cùng bạn lau lại bằng vải thấm nước lạnh và thấm khô. Có thể thay thế Amoniac bằng dung dịch Oxy già 3% được bán tại các quầy thuốc tây.

Bí quyết bảo quản Quần Áo Đi Chùa luôn bền màu và như mới

- Chất liệu tạo nên quần áo đi chùa có độ thấm hút mồ hôi rất tốt, vì vậy sau khi mặc xong nên treo lên cho đến lúc giặt. Không nên bỏ chung vào thau quần áo bẩn hoặc ngâm sẽ khiến quần áo có mùi hôi và bị mốc. 

- Khuyến khích hình thức phơi khô tự nhiên thay vì sấy khô vì chất liệu của quần áo đi chùa rất mỏng, nhanh khô do kế thừa đặc tính từ sợi Polyester. Khi phơi tránh ánh nắng trực tiếp có thể gây bạc màu và áo quần có mùi cháy nắng. 

- Những chất liệu may áo quần đi chùa tuy thoáng mát nhưng rất dễ nhăn, vì vậy hãy gấp gọn riêng hoặc treo lên trong tủ quần áo sau khi giặt để chúng luôn phẳng và như mới. Sử dụng những thuốc xịt thơm để tránh côn trùng như gián, kiến và giúp quần áo của bạn luôn sạch sẽ, thơm mát.

- Nếu muốn làm phẳng nhanh chóng với hình thức là ủi thì nên đọc kỹ nhãn mác của áo để biết quần áo được làm bằng chất liệu kate silk hay thun la-long và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

- Như đã nói ở trên, quần áo đi chùa thường dùng chất vải kate dễ chịu trong việc giặt ủi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà lơ là việc giặt giũ loại trang phục này nhé. Chúc bạn thực hiện thành công và có được bộ trang phục ưng ý để lễ chùa đầu xuân.

Nguồn: cleanipedia.com

Bài viết xem nhiều

Tình yêu đạo Phật

Mỗi người chúng ta sống trong cuộc đời này đều muốn yêu thương và được yêu thương, nói cách khác, tình yêu là điều hiển nhiên, đó là những cảm xúc, biểu hiện ra thành hành động và cử chỉ mỗi ngày, nó