0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

Tình yêu đạo Phật

Mỗi người chúng ta sống trong cuộc đời này đều muốn yêu thương và được yêu thương, nói cách khác, tình yêu là điều hiển nhiên, đó là những cảm xúc, biểu hiện ra thành hành động và cử chỉ mỗi ngày, nó

Tình yêu giúp con người ta có động lực, yêu thương mọi người xung quanh và biết yêu thương cả chính bản thân mình. Đức Phật, một con người có tình yêu vĩ đại. Tìm về nơi Ngài, chúng ta chợt nhận ra, hóa ra bản thân mình đã quá ích kỷ, và đôi khi là chúng ta hiểu sai định nghĩa thế nào là yêu thương đúng cách.

Tình yêu này đơn sơ và giản dị, yêu cái nét đẹp của tôn giáo, yêu cái giản dị và bình thường hóa trong từng lời Phật dạy, yêu cái nhẹ nhàng trong từng tu sĩ, yêu cả triết lý tưởng chừng như phức tạp lại hóa đơn giản và bình dị…

Tình yêu về đạo với tôi có lẽ chỉ đơn giản là cách tôi nhìn nhận, so sánh thực tế của cuộc sống với giáo lý của đạo Phật. Có lẻ đơn giản là cách tôi hành xử, lời nói thay đổi tích cực khi tự thân dấn thân vào triết lý phật học. Có lẽ là trải nghiệm nghiêm túc về vấn đề thực hành lời Phật dạy. Và hơn nữa là sự an lành cho tôi và người xung quanh được mang đến từ Phật pháp nhiệm màu.

Tôi là một kẻ ngoại đạo từ khỉ còn nhỏ tuổi, tôi luôn tìm tòi và thắc mắc rất nhiều về cuộc sống này, nhưng những câu trả lời cho những câu hỏi đấy tôi vẫn không có đáp án cho đến khi tôi gặp được đạo Phật. Sau quá trình nghiên cứu và học hỏi tôi dần tìm được đáp án cho những câu hỏi ngày bé và cả đáp án cho cuộc đời mình, cái mà tôi không thể tìm thấy ở bất kì một nơi nào khác. Tôi tìm lại bản thân mình, tôi thoát khỏi được bóng tối của ngục tù bản thân và tìm được lý tưởng của chính mình. Tình yêu về đạo của tôi xuất phát vô thức từ lúc nào tôi cũng không nhận ra, âu cũng là duyên lành từ việc ham học hỏi mà đưa tôi đến đạo Phật rồi bén duy từ ấy.

Theo suy nghĩ của tôi, tình yêu đạo Phật không phải là bán cả mạng để giữ đạo, không phải tôn thờ mù quáng, không phải là “treo” đạo Phật “trên miệng”, cũng không phải là vào chùa thường xuyên công quả, công phu và càng không phải là xuất gia để thể hiện tình yêu ấy. Tình yêu này đơn giản là nghĩ tưởng không thoái chuyển, nhất tâm không giải đãi tinh tấn tu tập, là giữ gìn nét đẹp của Đạo Phật là phát triển lành mạnh nét đẹp đấy bằng các phương thức chủ yếu là “Duyên”.

Tình yêu đấy trong tôi luôn được tôi suy xét, quán tưởng hàng ngày, hàng giờ… luôn luôn trong tâm trí làm sao để được trọn vẹn. Rồi tôi đã nhận ra, làm theo lời Phật, hiểu đúng lời Phật dạy chính là tình yêu cao quý của mỗi ngưới chúng ta dành cho đạo Phật. Vì đức Phật cung mang trong người tình yêu cao lớn trân quý hơn dành cho Đạo. Ngài đã phát triển một cách hoàn hảo, ngài đã giữ gìn một cách trọn vẹn trong thời gian ngày trụ thế. Thế nên mỗi chúng ta nên hiểu rõ “Hiểu lời Phật, thực hành lời Phật” chính là yêu đạo Phật.

Vậy tôi đã thực hiện tình yêu này bằng những phương thức nào?

“Hiểu lời Phật”

Trước khi có thể thực hành theo lời Phật chúng ta cần hiểu được lời Phật bằng kiến thức và phước duyên, trí tuệ được rèn dũa hàng ngày của chúng ta, đó chính là “ Bát chánh đạo” đó là “ Tứ diệu đế”. Dù không phải một tỳ kheo, nhưng một vị tu sĩ hay phật tử cũng nên hiểu rõ và thấm nhuần; Tám con đường đúng đắn; Bốn chân lý tuyệt đối này. Điều này chính bước đầu tiên của tôi trên con đường mộ đạo. Suy nghĩ, hành động, lời nói bắt đầu chuyển biến từ đấy, tình yêu ấy có lẽ mon men xuất phát từ dạo ấy.

Nghiên cứu lời Phật dạy hàng ngày, học kinh Phật để hiểu rõ được lời Phật trong ý nghĩa từng câu kinh kệ. Tự mình tìm tòi và suy nghĩ theo bản tâm thoe trí tuệ hiện có của bản thân rồi so sánh với các vị chân tu xem sự khác biệt, từng ngày hoàn thiện lý luận của bản thân, từng bước nhỏ đi đến sự hiểu biết. Mỗi lần sai sót chính là một lần dần bước đến đích – “Hiểu lời Phật dạy”.

Từ đấy rút ra được gì cho bản thân? Cho bản thân câu trả lời như thế nào?

Nhưng để hiểu được lời Phật chúng ta còn quá non trẻ, thậm chí những vị chân tu chắc chắn cũng có sai sót và hiểu sai ý của Phật.

“Thực hành theo lời Phật”

Tình yêu dành cho muôn loài bình đẳng và bình dị, không phận biệt. Chúng ta thường ăn chay, đơn giản vì muốn có sức khỏe, không đi ngược lại quy luật tạo hóa, nhưng sâu xa có lẽ là chúng ta tránh việc sát sanh. Đấy là thể hiện tình yêu muôn loài, trái lại “Vạn vật hiển linh”, một nhành cây, ngọn cỏ cũng có linh hồn, chúng ta ăn chúng cũng đồng nghĩa đang hại vật, vậy ta phải làm sao? Đúng vậy, tình yêu đạo Phật thôi thúc tôi tìm hiểu về vấn đề này. Ăn uống là cách chúng ta giữ gìn thân thể để tu tập, để giác ngộ, nếu chúng ta dùng thực phẩm để dưỡng nhân tu học thì hoàn toàn có thể tức là chúng ta ăn gì cũng không quan trọng không cảm thọ. Nhưng chúng ta thọ dùng thực phẩm nhưng không tu học thì một ngọn cỏ cũng mang vô số tội lỗi.

Phóng sanh, tôn tượng, công quả, công phu. Những ngày rằm chúng tôi thường ra chợ để timf mua những con vật sắp bị làm thịt để giải thoát chúng, chúng tôi thường niệm phật cho chúng sanh đã chết, sắp chết. Nhưng cũng không ít lần tôi bắt gặp được những cảnh tượng phóng sanh huy hoàng, nhưng đầu trên thả đầu dưới đã bị rọ lại - ấy cũng chính là đường dây chung. Những người phóng sanh này mang trong mình tình yêu với đạo nhưng chưa hiểu được đạo nên suy nghĩ chưa hoàn chỉnh, hiểu sai về việc phóng sanh vô tình tạo ác nghiệp cho chính mình và người làm nghề nuôi cá phục vụ phóng sanh. Qua đây ta thấy được tình yêu đạo phật nhưng không thấu đáo được lời Phật thực sự quá nguy hiểm.

Tình yêu đạo Phật của tôi đã không còn mù quáng như trước kia, tôi âm thầm làm việc phước cho mình cho người, yên ắng tu học, tịnh thiền để quán tưởng mọi việc. Yêu một cách đơn sơ và bình lặng nhất cũng giống như sự bình lặng trong tâm mà Đạo Phật mang đến cho tôi. Vậy nên tình yêu đấy trong tôi thực sự yên ổn và bình dị chỉ đơn giản là học tập, tinh tấn và phát triển mọi thứ một cách đúng đắn nhất có thể mà trước mát là tâm của tôi.

Con kính xin các vị Tôn Đức hoan hỉ khi đọc bài của con viết, mong các vị bỏ qua những sai sót, những sai lầm non nớt trong bài viết này.